Giới thiệu về thành phố Huế mộng mơ

Huế có những âm nhạc và nghệ thuật gì

Những di tích lịch sử của Thành phố Huế

Huế có những danh lam thắng cảnh gì

SAVY TOUR (Tour - Xe - Event) tour du lịch , team building
SAVY TOUR (Tour - Xe - Event) tour du lịch biển đảo
Thành Phố Huế Mộng Mơ

Nằm ở dãi đất hẹp miền Trung Việt Nam, Huế là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử Việt Nam.

1. Giới thiệu về thành phố Huế mộng mơ.

Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945). Hiện nay, thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hóa, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học... Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Huế là một trong 3 đô thị lớn nhất Bắc Trung Bộ (cùng với Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Vinh) và là một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam.

Vị trí địa lý: Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu Sông Hương về phía Bắc đèo Hải Vân cách Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích tự nhiên 71,68 km², dân số năm 2012 ước là 344.581 người. Tính đến năm 2018, dân số thành phố là 455.230 người (tính luôn cả người không đăng ký cư trú).

Khí hậu: Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa.Mùa Khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C. Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C, đôi khi thấp nhất là 9 °C. Mùa xuân kéo dài từ tháng Giêng đến cuối tháng Hai.

Hành chính: Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính gồm 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Hoang Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Trường An, Vĩnh Ninh, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vỹ Dạ (Vĩ Dạ), Xuân Phú, Hương Long, Thủy Xuân, Thủy Biều. Thành phố Huế là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh trên cả nước chỉ có phường mà không có xã nào và hiện đây cũng là thành phố trực thuộc tỉnh đồng thời là đơn vị hành chính cấp huyện có nhiều phường nhất.

Giáo dục: Đại học Huế, tiền thân là Viện đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm các trường: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế, Trường Đại học Kinh Tế Huế, Trường Đại học Luật Huế, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa du lịch. Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện âm nhạc Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Đại học Xanh Á Châu, Trường Cao đẳng Y tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế, Trường Cao Đẳng Giao Thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế,... Một số trường trung học nổi tiếng: Trường THPT Chuyên Quốc Học, Trường THPT Hai Bà Trưng (tức Trường Đồng Khánh cũ), Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ Thành Nội cũ), Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Y tế:Bệnh viện trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, là một trong ba bệnh viện lớn nhất trong cả nước cùng với bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành Phố Hồ Chí Minh, và được quản lý bởi Bộ Y tế.

Giao thông vận tải: Ga Huế có đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam thành phố

2. Huế có những âm nhạc và nghệ thuật gì?

Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính.

Nhã nhạc cung đình Huế: Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến Triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã Nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Vũ khúc cung đình: Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

Ca Huế: Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm Thanh nhạc và Khí Nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Nhã Nhạc Cung ĐÌnh Huế
Nhã Nhạc Cung ĐÌnh Huế 

Nghệ thuật tuồng: Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, Tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.

Lễ hội: Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện hòn chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Festival Huế: Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 9 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 và 2016). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Festival Huế
Festival Huế

3. Những di tích lịch sử của Thành phố Huế.

Huế có những di tích lịch sử, một số đã được công nhận là Di sản thế giới bởi UNESCO.

   Ngày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu       hút khách du lịch.

Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố.

Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Một trong số đó là Trường Quốc Học, các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, và Trường Trung học Hai Bà Trưng.

Viện bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố.

Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ khe sanh hay Địa đạo vịnh mốc 

Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%.

Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.

Kinh Thành Huế Khi Về Đêm
Kinh Thành Huế Khi Về Đêm

4. Huế có những danh lam thắng cảnh gì?

Thiên nhiên: núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, Sông Hương, bãi biển Thuận An, Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, Phá Tam Giang.

Kiến trúc cổ: Hổ quyền (nơi voi cọp đấu nhau), Văn Miếu, Điện Hòn chén, Cầu ngói Thanh Toàn, Trường THPT Chuyên Quốc Học, Đan viện Biển Đức Thiên An.

Chùa: chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Đế, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu.

Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ

Nhà thờ: nhà thờ chính tòa Phủ Cam, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan Viện Thiên An.

Thành thất: thành thất Cao Đài Vĩnh Lợi.

0906.575.917