Với bề dày lịch sử gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam, Kinh Thành Huế nơi mà những nhà vua của nước ta ngự qua các đời vẫn còn giữ nguyên những nét đẹp ấy.
1. Bề Dày Lịch Sử Kinh Thành Huế.
Kinh thành Huế tọa lọa ở phía Bắc Sông Hương, mặt quay về hướng nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tư tưởng triết lý phương đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây.
Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố Đô Huế được xây dựng trên mặt bằng diện tích trên 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn trong nhỏ: kinh thành, hoàng thành và tử cấm thành.
Tổng thể kiến trúc này dùng núi ngự bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên Sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thủy rồng chầu hổ phục (Tả thanh long hữu phục hổ) để bảo vệ cố đô.
Kinh thành Huế: do Vua Gia Long xây dựng từ năm 1805 và sau nay được Vua Minh Mạng tiếp tục hoàn thành vào năm 1832. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kinh thành hình vuông với chu vi 10km, cao 6,6m, dày 21m, gồm có 10 cửa để ra vào. Xung quanh và ngay trên thành có thiết lập 24 pháo đài để phòng thủ. Ngoài ra còn có 1 cửa phụ thông với Trấn Bình Đài gọi là Thái Bình Môn.
Hoàng Thành (Đại Nội): nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vị vua chúa đã quá cố. Hoàng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào riêng Ngọ Môn chỉ dành để Vua đi.
Tử cấm thành: là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng Điện Thái Hòa. Tử cấm thành dành riêng cho Vua và gia đình Vua. Tử cấm thành được xây dựng năm 1804. Thành cao 3,72m xây bằng gạch. Dày 0,72m, chu vi khoảng 1.230m, phía trước và phía sau dài 324m, trái và phải hơn 290m, bao gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ và có 7 cửa ra vào. Đại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho Vua đi vào.
.jpg)
2. Những Địa Điểm Tham Quan Kinh Thành Huế.
- Ngọ Môn – điểm nhấn đặc trưng của lịch sử Huế.
Là cửa chính của Hoàng Thành, nằm phía nam Kinh Thành Huế. Đây là một tổng thể khá phức tạp, đồ sộ nguy nga, nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng cũng rất gần gũi, hài hòa với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế.
Lầu Ngũ Phụng là một không gian khoáng đạt, đây cũng là một không gian mở cho khách du lịch rộng tầm mắt nhìn về tứ phương cảm nhận dấu ấn lịch sử văn hóa Huế.
Đến Huế, tham quan Ngọ Môn và chụp ảnh là một điều mà không một du khách nào bỏ qua trong hành trình đến vùng đất lịch sử này.
.jpg)
- Điện Thái Hòa – biểu trưng quyền lực của Hoàng Triều Nguyễn.
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Đại Nội Huế, là nơi đăng quang của Vua Triều Nguyễn. Đây được coi là trung tâm của Kinh Thành Huế.
Cung điện đực xây theo lối trùng thiềm điệp ốc, mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, kiểu mái chồng diêm. Trong điện Thái Hòa hiện còn lưu giữ chiếc ngai vàng của các vua triều Nguyễn.

- Duyệt Thị Đường – nơi thưởng lãm âm nhạc hoàng cung.
Duyệt Thị Đường nằm bên trong Tử Cấm Thành, là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc tích, các quan đại thần của kinh thành Huế xem biểu diễn các vở tuồng xưa kia, đây là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu việt nam.
Đây là một điểm nhất định bạn phải đến nếu muốn thưởng lãm trọn vẹn hơi hướng nghệ thuật cung đình.
- Kỳ Đài – biểu tượng trung tâm của cố đô Huế.
Kỳ đài nằm chính giữa mặt nam kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ đài có kiến trúc tương đối lớn, gồm: đài cờ và cột cờ. Đài xây gạch, gồm 3 tầng như 3 hình tháp cụt xếp chồng lên nhau.
- Bao Vinh – phố cổ bí mật giữa kinh thành Huế.
Phố cổ Bao Vinh từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX được xem là khu thương mại sầm uất bậc nhất không chỉ của kinh thành Huế mà còn cả xử Đàng Trong.
Phố cổ Bao Vinh lúc trước còn được 39 ngôi nhà có tuổi từ 150 đến 200 năm tuổi nhưng đến nay phần lớn đều đã bị thời gian mài mòn, chỉ còn 15 ngôi nhà cổ nằm rải rác.
Cùng du lịch Huế để tìm hiểu về những nét đẹp lịch sử đậm nét hơn.
Cùng chuyên mục
- DU LỊCH ĐẢO CỒN CỎ SIÊU TIẾT KIỆM (07.11.2019)
- Du Lịch Đảo Lý Sơn Âm Linh Tự (08.12.2018)
- Thành Phố Quy Nhơn Bình Định (27.09.2018)
- Bãi Tắm Kỳ Co Quy Nhơn (18.09.2018)
- Cảng Sa Kỳ đi Đảo Lý Sơn. (21.09.2018)
- Bí Mật Về Chùa Hang Đảo Lý Sơn! (07.08.2018)
- NHỮNG ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DU LỊCH ĐẢO CỒN CỎ (30.01.2020)
- Đảo núi lửa duy nhất của Việt Nam tại đảo Lý Sơn (08.08.2018)
- Phong Tục Mộ Gió Trên Đảo Lý Sơn (10.12.2018)
- Đèo Hải Vân (24.09.2018)
- Thành Phố Đà Nẵng Thành Phố Đáng Sống (20.09.2018)
- Cổng Tò Vò tại Đảo Lý Sơn (15.08.2018)