Đảo Lý Sơn được hình tình từ núi lửa, núi Giếng Tiền một trong hệ thống 5 núi lúa tại Đảo Lý Sơn góp phần tạo nên hệ thống núi đẹp ở Đảo Lý Sơn.
1. Đặc Điểm Núi Giếng Tiền.
Ở phía Đông ngọn núi Giếng Tiền này cũng có một ngôi chùa rất kỳ lạ mà người dân Lý Sơn gọi là chùa Đục. Thăm chùa Đục bạn sẽ được người dân nơi đây kể nghe câu chuyện, ngày xưa, Quan thế âm Bồ Tát hay tuần du biển Bắc Hải để cứu khổ, cứu nạn người đi biển.
Cảm thương trước cảnh ngư dân bị sóng lớn đánh chìm thuyền, Quan thế âm Bồ Tát mới lấy áo cà sa của mình ra xé thành hàng nghìn mảnh ném xuống biển rồi biến thành hàng nghìn con cá voi chuyên việc cứu vớt ngư dân gặp bão biển sóng lớn. Chính vì niềm tin sẽ được Bồ Tát che chở nên trước chùa Đục có tượng Quan thế âm Bồ Tát cao 27m, hướng về phía biển Đông như minh chứng cho ước nguyện của ngư dân.
2. Lịch Sử ít ai biết về Núi Giếng Tiền.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, đây chính là vùng đất thiêng, đất tinh khiết nhất nên người ta thường lấy về làm cốt cho những ngôi mộ gió của Đội Kiêm Quản Bắc Hải đã hy sinh khi đi bảo vệ Hoàng Sa. Những ngôi mộ ấy là nơi để bày tỏ lòng biết ơn của dân làng với Đội Kiêm Quản Bắc Hải đã ngã xuống vì chủ quyền hải đảo Hoàng Sa từ những ngày vua Minh Mạng còn trị vì đất nước.
Theo những lão niên ở đảo Lý Sơn kể lại, khi đó, ở Lý Sơn rất thiếu nước ngọt, người dân đào giếng mãi nhưng không có nước. Ông thầy phù thủy đi theo vua Gia Long ra Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho lính Hoàng Sa đã mượn lệnh vua sai nhân dân địa phương đi lên 1 ngọn núi đào tìm đất sét để mang về nặn hình nhân.
Thật bất ngờ, giữa quả núi chỉ có cát trắng và đá tảng này lại có một địa điểm có đầy đất sét, những người dân đào đất ai nấy đều kinh ngạc. Và còn huyền bí hơn hơn nữa, sau khi dân công đào đủ lượng đất sét để nặn 25 hình nhân tượng trưng cho 25 lính Hoàng Sa vừa hy sinh thì cái hố ấy bỗng tuôn ra mạch nước ngọt, hình thành nên cái giếng, đặt tên là giếng Tiền.
3. Thổ nhưỡng nơi các và đá trên núi Giếng Tiền.
Cũng theo các cao niên ở đảo Lý Sơn, sau khi đào được giếng Tiền, người dân địa phương thời ấy còn phát hiện trên ngọn núi đào giếng Tiền có nhiều vùng đất đỏ, trông tựa như đất bazan ở Tây Nguyên. Về sau này, khi người dân đảo Lý Sơn phát triển nghề trồng hành, tỏi thì lên núi giếng Tiền lấy nguồn đất đỏ ấy về làm lớp đất mặt để sản xuất. Chính chất đất được sinh ra trên miệng núi lửa đã làm nên hương vị đặc biệt cho tỏi lý sơn, nâng nó lên thành món hàng đặc sản nức tiếng cả nước.
Ngoài những cái giếng nổi danh như giếng Tiền hay giếng Xó La (còn gọi là giếng Vua), ở Lý Sơn còn tồn tại một giếng cổ hơn 200 tuổi ẩn chứa trong lòng giếng những huyền bí đến giờ chưa ai giải thích được....
Có truyền thuyết cho rằng, cái giếng được đào cùng với một đường hầm để làm lối đi lại cho một nhà sư đi về chùa hang. Đó là lý do vì sao mà cái hầm trong lòng giếng hướng về phía chùa Hang. Cũng có truyền thuyết cho rằng, cái hầm trong lòng giếng là một trong những con đường quân sự của cư dân đảo Lý Sơn ngày ấy đào để phục vụ việc quân trong nhiệm vụ bảo vệ đất đảo.
Cùng chuyên mục
- DU LỊCH ĐẢO CỒN CỎ SIÊU TIẾT KIỆM (07.11.2019)
- Du Lịch Đảo Lý Sơn Âm Linh Tự (08.12.2018)
- Thành Phố Quy Nhơn Bình Định (27.09.2018)
- Bãi Tắm Kỳ Co Quy Nhơn (18.09.2018)
- Cảng Sa Kỳ đi Đảo Lý Sơn. (21.09.2018)
- Bí Mật Về Chùa Hang Đảo Lý Sơn! (07.08.2018)
- NHỮNG ĐIỂM ĐẾN KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DU LỊCH ĐẢO CỒN CỎ (30.01.2020)
- Đảo núi lửa duy nhất của Việt Nam tại đảo Lý Sơn (08.08.2018)
- Phong Tục Mộ Gió Trên Đảo Lý Sơn (10.12.2018)
- Đèo Hải Vân (24.09.2018)
- Thành Phố Đà Nẵng Thành Phố Đáng Sống (20.09.2018)
- Cổng Tò Vò tại Đảo Lý Sơn (15.08.2018)